Miếng dán Kinoki có tốt không?

Gần đây không khó để bắt gặp những bài quảng cáo có cánh về sản phẩm miếng dán thải độc. Điển hình và thường thấy nhất là miếng dán thải độc bàn chân Kinoki. Vậy hãy cùng Iriviu phân tích xem liệu miếng dán Kinoki có tốt không nhé!

Mua miếng dán thải độc bàn chân Kinoki ở đâu?

Sau khi tìm hiểu thì không khó để có thể tìm được chỗ bán sản phẩm này. Chỉ cần gõ từ khóa “miếng dán thải độc bàn chân” hoặc “miếng dán Kinoki” là hàng loạt trang web rao bán. Ngay cả trên các sàn thương mại điện tử lớn hiện nay cũng có rất nhiều người bán sản phẩm miếng dán thải độc này.

Mua miếng dán thải độc bàn chân Kinoki
Mua miếng dán thải độc bàn chân Kinoki

Giá của các sản phẩm này chủ yếu dao động từ 30.000.000-100.000.000 đồng/hộp. Có thể nói là giá cực kỳ rẻ so với những lời quảng cáo có cánh.

Miếng dán Kinoki qua lời quảng cáo

Đầu tiên thứ chúng ta được nghe tới đầu tiên chính là về xuất xứ sản phẩm. Các sản phẩm miếng dán thải độc hiện nay đều được truyền thông là tới từ Hàn hay Nhật.

Nguyên lý hoạt động theo những gì được PR là sẽ giúp thải ra hết toàn bộ độc tố qua lòng bàn chân – nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó có thể chữa trị được các bệnh lý như: gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tim mạch, ung thư… Trong khi thao tác cực kỳ đơn giản chỉ là dán vào bàn chân mỗi khi đi ngủ.

Tác dụng của miếng dán Kinoki theo lời quảng cáo
Tác dụng của miếng dán Kinoki theo lời quảng cáo

Vậy miếng dán Kinoki có tốt như quảng cáo không?

Ngay bên ngoài sản phẩm có ghi chứa thành phần gồm giấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica và axít glycolic. Thành phần silica thực chất là dạng cát sạch còn đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ. Hai hoạt chất dextrin và chitosan có tác dụng tạo độ nhờn dính. Thành phần axit glycolic thường thấy trong ngành mỹ phẩm do có tính axit cao.Khi dùng lên da với nồng độ axit cao có thể gây nguy hại cho da. Các chuyên gia tại Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, các thành phần này không có tác dụng hút chất độc, thậm chí còn là hóa chất độc hại có thể gây kích ứng nhiễm trùng da nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu…

Miếng dán thải độc bàn chân đổi màu
Miếng dán thải độc bàn chân đổi màu

Vậy tại sao miếng dán lại đổi màu? Theo như lời PGS.TS.Phạm Gia Điền từng trả lời trên trang Sức Khỏe và Đời sống thì dù có dán vào cơ thể hay không thì vẫn biến đổi màu xám đen, kèm theo chất nhờn dính. Nguyên nhân do sản phẩm có đá tourmaline làm cho bàn chân tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Chính điều này làm cho miếng dán thải độc bàn chân bị ẩm và chuyển màu.

Đến hiện tại thì theo thông tin từ phía Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế thì các sản phẩm miếng dán thải độc bàn chân như miếng dán Kinoki chưa được cấp phép lưu hành. Do đó rất mong các bạn hãy thận trọng khi mua những sản phẩm này.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LIÊN HỆ

8,656FansLike
5,242FollowersFollow
3,995SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Được quan tâm nhất